Wednesday, November 28, 2018


ĐỪNG BỎ LỠ VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT CUỘC ĐỜI MÌNH CHỈ VÌ "ĐỢI"

➡️ Con người thường bị bó buộc trong chữ ĐỢI...

Trong đời người, việc có lẽ được chúng ta làm thường xuyên nhất chính là đợi: Đợi có tiền, đợi có thời gian, đợi tương lai, đợi sau này, đợi lần sau, đợi hết lần này đến lần khác... và cuối cùng kết quả nhận được là sự tiếc nuối, bỏ lỡ mất thời gian, cơ hội.

Đợi đến khi không còn sức khỏe, mới nhớ đến việc yêu thương bản thân, tiếc cho sức khỏe; đợi cơ hội qua mất rồi, mới nhớ đến việc nỗ lực; đợi đến khi tình cảm không còn, mới biết cần phải nâng niu…

Chúng ta vẫn thường cho rằng đời còn dài, thời gian còn nhiều, kết quả là những điều tốt đẹp nhất sẽ bị đánh rơi giữa chừng, rất nhiều người, nhiều việc một đi không trở lại, cũng không thể tìm kiếm lại được.

Con người sống trên đời, thế sự vô thường, thời gian nhìn thì có vẻ dài nhưng trên thực tế, chớp mắt cái, thời gian đã trôi qua tự khi nào.

Có người từng nói rằng: Có một số việc, khi chúng ta còn trẻ, chúng ta không thể hiểu được, nhưng đến khi chúng ta hiểu được thì đã già, trên đời có những thứ có thể bù đắp lại nhưng có những thứ thì không thể.

Cũng như việc chúng ta đợi có tiền, dư giả mới báo đáp ơn nghĩa cha mẹ vậy, đợi đến ngày đầy đủ thì "cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng", bố mẹ chẳng còn để báo đáp nữa!

"Có một số người có nhiều cơ hội để gặp nhau nhưng vẫn tìm cớ thoái thác hoặc kéo dài, trì hoãn, đến khi thực sự muốn gặp thì đã không còn cơ hội nữa.

Có một số việc có nhiều cơ hội để thực hiện nhưng cứ trì hoãn ngày này qua ngày khác, đến khi muốn làm thực sự mới phát hiện cơ hội đã không còn.

Hay như trong tình yêu, có người dành cho bạn tình yêu sâu sắc, bạn không quan tâm, bạn phớt lờ nhưng đến khi muốn coi trong tình cảm đó, cơ hội yêu thương đã mất."

Một ngày rất ngắn, ngắn đến nỗi chẳng kịp ôm trọn một buổi sáng sớm trời đã hoàng hôn. Một năm rất ngắn, ngắn đến mức chẳng kịp thưởng thức sắc xuân đã phải đón mùa đông giá rét.

Một đời cũng rất ngắn, ngắn đến mức chẳng kịp thưởng thức sự tươi đẹp của tuổi trẻ đã toan về già…

Thời gian như thoi đưa, chúng ta trải nghiệm cuộc sống này rất nhanh nhưng lĩnh ngộ lại quá chậm.

Chúng ta không có cơ hội tìm lại những thứ đã qua, càng không có cơ hội hối hận, có thở dài tiếc nuối cũng chẳng thể đảo ngược lại thời gian đang trôi đi một cách vô tình tàn nhẫn.

Thế nên, nếu hôm nay chúng ta còn tần ngần phân vân, cho rằng vẫn còn có ngày mai, rất có thể chúng ta sẽ phải đón nhận điều không mong muốn. Có thể chúng ta sẽ đánh mất ngày mai trong khi ngày hôm nay cũng chẳng trọn vẹn như ý vì vẫn đang trong trạng thái đợi chờ.

➡️ ... mà quên mất việc quan trọng nhất trong đời là phải SỐNG HẾT MÌNH CHO HIỆN TẠI

Vậy thì, việc làm quan trọng nhất cuộc đời con người trong thế sự vô thường này là gì? Câu trả lời đó là: Sống hết mình cho hiện tại!

Đừng trì hoãn việc mình nên làm hay muốn làm đến một ngày mà chẳng ai có thể dự kiến trước trong tương lai. Hãy trân trọng hiện tại, trân trọng thời điểm tồn tại ngay trước mắt, nắm chặt mọi cơ hội ở hiện tại… đó mới là việc quan trọng nhất một đời người.

Kinh nghiệm nhân sinh mách bảo chúng ta rằng, sống hết mình cho hiện tại không chỉ là ăn không ngồi dồi hưởng lạc, không chỉ là tưởng tượng ra những giấc mơ viển vông, đương nhiên cũng không phải là ngồi đó miệng ăn núi lở… mà luôn phải theo đuổi một cuộc sống an nhiên, một lòng một dạ làm thật tốt những việc cần làm ở hiện tại.

Hãy để mỗi chúng ta sống thật tốt ở hiện tại, kiên định vững tâm, dùng tâm và sức để đánh đổi lấy bức tranh phong cảnh nhân sinh của hiện thực, bức tranh thuộc về chính chúng ta.

Monday, November 26, 2018

CHUYẾN TÀU KHÔNG BAO GIỜ DỪNG LẠI...

Như 1 kẻ du hành dài hạn, mỗi một người sẽ có 1 chuyến tàu phải đi qua.
Chúng ta không hề biết rằng sau cuối cùng chuyến tàu đó sẽ đi đến đâu…

Nhưng chuyến tàu cứ đi mãi đi mãi… chẳng bao giờ dừng lại. Bạn thênh thang giữa cuộc đời bất tận kia, điều kỳ diệu là khi bạn khám phá được bạn là ai trong cuộc đời này!

Ở chuyến tàu đó, bạn gặp gỡ rất nhiều người. Mỗi một người bước đến như giải thích vì sao bạn được sinh ra. Để bạn cảm nhận hạnh phúc trong những điều giản đơn. Để bạn thấu hiểu những nỗi buồn, sự dằn vặt hay đau đớn đến tột cùng. Hay để bạn hiểu rằng bạn chính là điều kì diệu của họ.

Và rồi ở những nơi ga tàu dừng lại, đây là nơi của những hành trình được bạn đánh dấu. Bạn có cho mình những bài học sau mất mát và tổn thương. Có những người bước lên chuyến tàu của bạn hôm nay, nhưng ngày mai không gặp lại nữa. Có những người sẵn sàng cùng bạn vượt qua khó khăn hôm nay, nhưng ngày mai sẽ đi cạnh người khác. Nếu bạn không quý trọng ngày hôm nay bạn sẽ không bao giờ có ngày mai.

Ngay tại mốc hành trình,
bạn TRƯỞNG THÀNH là khi:

Bạn sống hết mình ở hiện tại. Không bỏ lỡ từng giây phút bạn bên cạnh người mình yêu thương. Vì bạn không muốn ngày hôm qua chỉ mãi là hôm qua. Bạn muốn mỗi ngày  là 1 món quà.

Bạn mạnh mẽ, dám đương đầu với tất cả những khó khăn. Vì không điều gì khiến bạn từ bỏ. Cuộc sống này là của chính bạn, bạn muốn mình là người quyết định tất cả mọi thứ trên đời.

Và rồi ước mơ của bạn không chỉ nằm trong tiềm thức, vì bạn biết cách viết nó ra và biến nó thành hiện thực.

Để rồi cuộc đời này, bạn biết rằng chúng không phải là vô nghĩa. Ở ngay đây tại chuyến tàu, bạn tin bạn có thể đi thật xa, tự do tự tại và hướng đến ngày mai.

Bởi, người ta chỉ tiếc những điều ở quá khứ chứ không tiếc về những thứ ở tương lai.

Monday, November 12, 2018

THANH XUÂN CHỈ TỒN TẠI MỘT LẦN, ĐỪNG SỐNG VÔ DANH TRONG CHÍNH CUỘC ĐỜI MÌNH

➡️ Bạn còn nhớ giấc mơ thuở bé của mình chứ?

Khi còn nhỏ chúng ta thường mơ ước trở thành rất nhiều người khác nhau. Trở thành cô giáo dạy học cho các em nhỏ, chú bộ đội bảo vệ tổ quốc, phi hành gia bay vào vũ trụ… hoặc có những mơ ước giản dị là trở thành người tốt, làm những điều ý nghĩa cho những người xung quanh. Những giấc mơ thuở nhỏ thường giản dị mà tinh khôi như thế, nó chịu ảnh hưởng của những điều mà mỗi đứa trẻ quan sát được từ cuộc sống xung quanh.

➡️ Còn hiện tại thì sao?

Khi lớn lên những suy nghĩ dần thay đổi, chúng ta thường đắn đo tự hỏi bản thân mình thực sự mong muốn điều gì? Mình có ước mơ gì không? Không phải ai cũng có thể trả lời được ngay câu hỏi này.

Những ai nhận ra ước mơ của bản thân từ sớm thì đó là một may mắn, vì nhờ vậy họ sẽ có thời gian nhiều hơn để chuẩn bị cho hành trình dài trong tương lai. Đam mê sẽ tạo nên định hướng.

Có nhiều người trải qua nhiều thay đổi, thử nhiều công việc rồi mới nảy sinh niềm đam mê với một thứ gì đó nhất định và quyết tâm theo đuổi. Đây là một dạng đam mê đến sau trải nghiệm.

Nếu bạn có ước mơ, đừng ngại gian khổ, hãy tự tin bước ra khỏi con đường bằng phẳng mà bạn vẫn thường đi để tìm lối rẽ phù hợp với bản thân, dù biết phía trước sẽ có nhiều chông gai, thử thách. Vượt qua mỗi thử thách, bạn sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Hạnh phúc đôi khi không nằm ở đích đến, mà nó nằm ngay tại quá trình chúng ta nỗ lực vươn lên trước nghịch cảnh.

➡️ Bạn có đang theo đuổi ước mơ không?

Chúng ta ai cũng có mơ ước nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để bảo vệ nó, để kiên trì với nó đến cùng. Chúng ta sợ người khác chê cười ước mơ của mình và cho rằng đó là điều viển vông, sợ họ sẽ nói với mình rằng: “Bạn không còn là trẻ con để mơ mộng nữa đâu, hãy sống thực tế đi!”.

Chúng ta bị ám ảnh bởi quan điểm này đến mức nghi ngờ chính mình, thậm chí còn chấp nhận cho rằng đó là điều hợp lý, rằng ước mơ là những thứ viển vông, ước mơ rất xa vời. Chúng ta buông bỏ ước mơ để chọn lấy những thứ khác bình thường hơn, đại chúng hơn, ít bị phán xét hơn. Chúng ta làm theo cách số đông vẫn làm là học hành, tìm một công việc ổn định, sau đó lập gia đình và sống yên ổn.

Đương nhiên như vậy không có gì là xấu cả, thậm chí với nhiều người đó chính là cuộc sống lý tưởng. Vấn đề nằm ở chỗ con đường bạn chọn có trùng khít với suy nghĩ và mong muốn thật sự của bạn không? Đi trên con đường đó bạn có hạnh phúc không? Nếu không, hãy mạnh mẽ bộc lộ chính kiến riêng của bạn. Cuộc đời bạn là của bạn, đừng trao quyền định đoạt nó cho bất kỳ ai nếu bạn muốn sống cuộc sống của chính mình.

➡️ Theo đuổi ước mơ có dễ dàng không?

Nếu bạn nghĩ theo đuổi ước mơ, đam mê của bản thân là dễ dàng thì có lẽ đó chỉ là những thứ đến trong giấc ngủ của bạn thôi. Không có hành trình theo đuổi ước mơ nào là đơn giản. Nó không giống như một món hàng có hình thù rõ ràng, hiển hiện trước mắt để bạn đến lựa chọn, trả tiền và đem đi. Nếu dễ như vậy thì không cần ai phải cố gắng cả.

Trước đây mình từng nghĩ viết lách, trở thành nhà văn hẳn là một nghề nhàn nhã, thú vị. Trong hình dung của mình, hình ảnh các nhà văn thật đẹp đẽ, lung linh. Mình tưởng tượng họ ngồi trên một đoàn tàu, chạy băng qua những cảnh đẹp, trên tay họ cầm một cuốn sổ tay để ghi chép ý tưởng. Họ sẽ đến những nơi thơ mộng lấy cảm hứng để viết lách.

Nhưng mình đã nhầm to! Bắt đầu viết một cuốn sách khó hơn mình tưởng rất nhiều. Dĩ nhiên, cũng chẳng có khung cảnh nên thơ nào để các nhà văn làm việc cả. Bạn đồng hành của họ là giấy bút, máy vi tính và tài liệu tham khảo. Hầu hết thời gian họ làm việc một mình.

Nếu bạn muốn trở thành nhà văn, điều quan trọng là bạn phải sẵn sàng bỏ nhiều thời gian để tập trung viết. Có khi là vài tháng, có khi là một năm, có khi là nhiều năm. Bạn lên ý tưởng, sắp xếp chúng và triển khai nó thành một nội dung hoàn chỉnh có tính liên kết. Sau đó bạn phải tự mình biên tập lại trước khi gửi đến các nhà xuất bản. Thời gian chờ đợi phản hồi sẽ khá lâu. Hãy chuẩn bị trước tâm lý rằng có thể tác phẩm sẽ không được chọn nên cần đón nhận những lời góp ý một cách tích cực để hoàn thiện hơn cho những lần kế tiếp.

Bất cứ lĩnh vực gì cũng vậy, bạn đều phải học hỏi từng chút một, kiên trì nhẫn nại, dần dần bạn sẽ thu nhận được những tiến bộ đáng kể.

Nếu bạn hỏi mình có từng thất vọng không? Câu trả lời đương nhiên là có. Tuy nhiên đó chỉ là cảm giác của giai đoạn đầu lúc mình bắt đầu thực hiện giấc mơ viết lách thôi, còn hiện tại thì không. Mình từng nghe người khác nhận xét viết lách là một công việc nhàm chán. Đó là cách nhìn của họ.

Với cá nhân mình, mỗi lần được viết là một lần được bày tỏ suy nghĩ, được thể hiện những sáng tạo của bản thân. Viết lách vừa là cách thỏa mãn đam mê, vừa là một thú vui lành mạnh. Ngoài ra, viết lách còn giúp mình rèn giũa cách suy nghĩ sâu sắc về nhiều vấn đề, làm việc có nguyên tắc và nâng cao khả năng phân tích.

Trong hành trình theo đuổi ước mơ của mình, có lúc bạn sẽ rất cô đơn, nản lòng vì thành quả không xuất hiện ngay lập tức. Bạn không nên vì một chút không thuận lợi mà vội vàng từ bỏ. Hãy tiếp tục kiên trì bạn sẽ được nhiều hơn mất. Các kỹ năng của bạn sẽ dần được nâng cao hơn mỗi ngày. Bạn đang đầu tư có lãi nhưng bạn phải dám chắc bạn thật sự dồn tâm huyết cho nó.

➡️ Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh!

Chúng ta thường nói với người khác rằng lẽ ra đã có thể theo đuổi ước mơ, nếu như không vì lý do này hoặc lý do khác. Ai cũng có rất nhiều lý do để biện hộ cho mình. Chẳng hạn, tôi rất muốn đến một nơi nào đó để du lịch nhưng không có đủ tiền, tôi rất muốn học thêm tiếng Anh nhưng không có thời gian…

Kỳ thực, đối với những việc chúng ta chưa làm được, chúng ta viện dẫn lý do chỉ là để biện minh cho người ngoài thấy thôi, chứ ít khi chúng ta dám thừa nhận lý do chủ yếu là do tự bản thân mình. Chỉ khi thực sự đối mặt với bản thân, hẳn không ít người sẽ cảm thấy áy náy và hổ thẹn.

Thật ra, sống cuộc sống mà bạn luôn mong muốn không hề khó, quan trọng là bạn có dám hành động không mà thôi.

(...)

➡️ Hãy bắt tay thực hiện ước mơ đi!

Saturday, November 18, 2017

Đam Mê là gì?

Đam mê là gì? 

- Đam mê là một cái gì đó bạn sẵn sàng đánh đổi để được sống trong đam mê đấy, Đam mê là bạn đã trải qua quá trình thực tiễn với công việc đó một thời gian,và cảm thấy thực sự yêu thích công việc và theo đuổi công việc sở thích đó tới cùng cho dù phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong cuộc sống. Cái gọi là Đam Mê đó,đôi khi ta bị nhầm lẫn với ước mơ, hoài bão, khát vọng… Chả sao cả, chúng ta không phải đang ở trong một giờ học ngôn ngữ nên cứ làm sao hiểu đúng vấn đề là được, tóm lại là tôi sẽ dùng từ đam mê để đại diện cho những thứ vừa nêu trên. Theo tôi, đam mê là thứ mà một số ít người sống cùng nó cả đời, làm việc vì nó, kiếm tiền từ nó và để lại những giá trị cho người khác từ nó trong khi đó một số người lớn hơn bỏ một phần đời để tìm kiếm nó mà không thấy và phần còn lại thì không buồn quan tâm xem nó là gì. 



 Có nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa " Đam Mê" và "Sở Thích", tôi xin nói rằng : Đam Mê duy nhất chỉ có một, còn Sở thích thì có nhiều, Sở thích có thể thay đổi theo thời gian. Con người có nhiều sở thích và theo thời gian, ngoại cảnh sở thích dần thay đổi. Nên nếu ai đó gán mác theo đuổi công việc đam mê mà lại dễ thay đổi, chẳng bao giờ hy sinh cho công việc đó thì nó không gọi là "đam mê" được. Tôi đồng ý rằng sở thích là cơ sở của đam mê, nhưng bạn cần biết rõ đâu là sở thích của mình và đâu là đam mê. Nhiều người có suy nghĩ như thế này: "nếu không kiếm ra tiền thì đam mê trước sau gì cũng bị thời gian nghiền nát" thật lạ là tại sao cứ phải kiếm ra tiền thì mới được coi là đam mê?  .Theo tôi thì Đam Mê tức là khi sống ta nuôi và khi chết mang theo [ mang theo cái đam mê chứ không phải tiền ].  
Có những người đam mê xe, đam mê du lịch, đam mê khám phá...v..v..thì thử hỏi rằng họ được bao nhiêu từ những đam mê đó của họ? Thẩm chí là còn phải bỏ tiền ra để được thỏa mãn cái đam mê đó. Cái họ cần ở đây là Đam Mê cho phép họ sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc riêng của họ, chứ không phải là khả năng thực tế mang lại tiền tài hay danh vọng..Cuộc sống đôi khi không phải chỉ là kiếm tiền, mà đơn giản là được sống với Đam Mê của mình.  Nếu Đam Mê kiếm được ra tiền và nuôi sống được bạn thì đó là một sự may mắn, còn nếu không thì ta được sống thêm một cuộc đời nữa của riêng ta. Hãy cứ sống với đam mê của ta đi, đừng đặt nặng vấn đề vật chất hay danh vọng,đừng chỉ vì cái xã hội thực dụng này mà làm ta từ bỏ đam mê sao? bạn sống chỉ vì vật chất sao? bạn chẳng dám sống với đam mê hả? nếu lưỡng lự thì cứ tiếp tục sống nhạt nhẽo đi.
-Mọi người đa số ai cũng có đam mê riêng của mình  nhưng để sống với đam mê đó thì được mấy ai, thường thì họ quan tâm rằng việc họ đang làm có mang lại cho họ bao nhiêu tiền tài? có vị trí nào trong xã hội hơn là quan tâm tới việc họ có thực sự đam mê công việc đó hay không?một khi đã đam mê một thứ gì đó ta cần gạt bỏ cái suy nghĩ "tiền tài, vật chất, danh vọng" vì khi đó là ta đang sống vì vật chất rồi chứ chẳng còn là đam mê nữa.  Khi ta làm công việc ta đam mê ta sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi hay chán nản cả,. ta sẽ làm công việc đó bằng tất cả nhiệt huyết, sựu tò mò vốn có của ta. Đam mê của ta cũng không cần phải để ai biết cả, chỉ mình ta biết là đủ, ta sẽ sống với đam mê đó của ta với một cuộc đời khác biệt. Hãy cứ đam mê mặc cho người ta cười hay người ta khen chê., chỉ cần bạn cảm thấy hạnh phúc trong niềm đam mê ấy của chính bạn. và tôi tin bạn sẽ dám sống vì Đam mê của chính bạn.
By:Thông Lee

Monday, January 9, 2017

Thanh xuân mà, ai chẳng một lần thấy chênh vênh?...
Tuổi trẻ của chúng ta, có phải ai cũng từng trải qua những cung bậc cảm xúc: vui vẻ, hạnh phúc, cô đơn, buồn bã, thất vọng... và chênh vênh?
Thanh xuân của tôi, cũng đã từng nhuốm màu của những cũng bậc cảm xúc đó. Cũng đã từng trải nghiệm biết bao màu sắc, âm thanh của cuộc sống. Thế nhưng ai cũng vậy, trước những giai đoạn quan trọng của cuộc đời bao giờ chẳng có những lúc chúng ta cảm thấy mọi thứ đang lạc bước ra khỏi quỹ đạo sẵn có của nó, rồi lại thấy chênh vênh, lạc lõng giữa biết bao người xung quanh.
Ta chênh vênh với cảm xúc, với tình yêu, với công việc và với ngay cả chính bản thân mình. Có những ngày, ta cảm giác mình đang đứng trên một sợi dây vắt vẻo, chỉ cần khẽ nhón chân là sẽ tuột, chẳng biết nên bước tiếp hay dừng lại trong khi đoạn đường phía trước đang mù mịt và phía sau cũng chẳng thể quay đầu.
Rồi những lúc đó tôi chỉ muốn vứt bỏ hết tất cả mà đi đến 1 nơi xa, vô lo, vô nghĩ. Muốn bỏ hết mọi gánh nặng, mọi ưu phiền, quay trở về hồn nhiên như một đứa trẻ. Tôi đã từng nghe ở đâu đó câu này... "Cuộc sống quá ngắn để giận hờn, quá rộng để tìm được nhau. Quá nhiều nỗi đau và hối tiếc..." Ừ thì cuộc sống này ngắn lắm, có mấy đâu để mà hững hờ mãi... Tôi cũng từng chọn lựa cho việc gác lại tình cảm để theo đuổi đam mê, nhưng khi đam mê dần bị cuốn xa vào lo toan cơm áo gạo tiền thì đến lúc đó sao ta lại thèm tình cảm đến thế. Chỉ đơn giản muốn có ai đó ở bên, yêu thương mình, lo lắng cho mình, mỗi khi quá mệt mỏi có người tâm sự cùng.
Ấy thế mà lại không thể được. Phải chăng khi chúng ta còn trẻ, chúng ta chẳng thể nào có được trọn vẹn cả tình yêu lẫn sự nghiệp. Nhưng khi chúng ta đã có một trong hai, thì cái còn lại cũng đã biến mất tự lúc nào. Đó gọi là tiếc nuối...
Bạn trẻ của tôi ạ, thanh xuân mà, chúng ta ai chẳng một lần cảm thấy mọi thứ chông chênh như vậy, nhưng hay cứ vui vẻ đi, yêu đi, đam mê đi, để rồi sau này không phải hối tiếc hai chữ "giá như" nhé!
Cho những ai đang chênh vênh trong tuổi trẻ của mình...
Làm sao để biết đâu là con đường đúng, chẳng phải như Alice ở Xứ sở thần tiên nếu không biết mình muốn đi đâu thì có nghĩa đi con đường nào cũng vậy thôi. Trong cuộc sống những người trẻ như chúng ta sẽ có những giai đoạn hoài nghi về con đường mình chọn lựa, liệu đây có phải là con đường dành cho mình hay không? Có nên quay đầu hay bước tiếp, hay là rẽ sang một bước ngoặt mới? Khi đó hãy dành ra thời gian và suy nghĩ về những điều sau đây để tìm ra câu trả lời.
Anh muốn đi đâu?
Tôi không biết!
Thế thì anh đi con đường nào cũng vậy thôi!”
Đây là đoạn hội thoại của chàng trai Alice với chú mèo trong Xứ sở thần tiên, tuy ngắn ngủi nhưng nó đã thức tỉnh bao nhiêu người trong chúng ta?
Đã bao giờ bạn dừng lại và tự hỏi, mình đang đi đâu trong hành trình của cuộc đời mình? Trong chúng ta có những người mất 4 năm đại học với một ngành nghề được ba mẹ định hướng. Chúng ta từ bỏ một công việc mình yêu thích nhưng kém phần ổn định để yên bề với một công việc nhàm chán có cái tên chung là biên chế. Thậm chí chúng ta mất đến một nửa cuộc đời để nhẫn nhịn một công việc sẽ cho mình và gia đình cuốn sổ hưu, để rồi những năm tháng cuối cùng của cuộc đời mới nuối tiếc vì đã chẳng làm được nhiều điều. Chắc chắn đã có những khoảnh khắc trong cuộc đời chúng ta cảm thấy nuối tiếc như thế, muốn làm một cái gì đó khác đi mà không đủ can đảm để thay đổi. Vậy làm sao để không phải day dứt hay nuối tiếc, chỉ có một cách là hãy đi đúng con đường.
Làm sao để biết đâu là con đường đúng, chẳng phải như Alice ở Xứ sở thần tiên nếu không biết mình muốn đi đâu thì có nghĩa đi con đường nào cũng vậy thôi. Trong cuộc sống những người trẻ như chúng ta sẽ có những giai đoạn hoài nghi về con đường mình chọn lựa, liệu đây có phải là con đường dành cho mình hay không? Có nên quay đầu hay bước tiếp, hay là rẽ sang một bước ngoặt mới? Khi đó hãy dành ra thời gian và suy nghĩ về những điều sau đây để tìm ra câu trả lời.
Bạn yêu thích, đam mê thứ gì? Người ta nói nếu bạn được làm một công việc mà mình yêu thích tức có nghĩa bạn không phải làm việc bất kì một ngày nào trong đời. Hãy nghĩ lại xem bạn yêu thích, đam mê điều gì? Bạn thích nấu ăn, thích viết lách, thích làm đồ handmade… Hay bạn có năng khiếu vẽ rất đẹp, hát rất hay và nhảy rất tuyệt. Đó sẽ là thứ đeo bám bạn cả đời như một người tình, nếu bạn quyết dứt tình để gắn bó với một công việc khác, nghĩa là cả đời bạn sẽ phải ngoại tình.
Mục tiêu của bạn là gì? Mục tiêu có ý nghĩa to lớn cho thành công của bạn, Nếu không có đích đến, chúng ta chẳng thể nào vạch được một con đường, và chúng ta sẽ lại hoang mang như cô bé Alice rằng: Tôi phải đi con đường nào? Bạn thích nấu ăn vậy thì hãy tham gia cuộc thi Vua đầu bếp hoặc mở một nhà hàng, bạn thích viết, hãy trở thành một nhà văn, nhà báo, bạn yêu âm nhạc vậy thì hãy sáng tác và tham gia một cuộc thi hay trở thành nhạc sĩ, ca sĩ… Đó chính là kim chỉ nam để bạn không bao giờ bị lạc.
Bạn sẽ làm cách nào để đến được đích? Không ít những người trẻ dành hàng giờ ngủ trên giảng đường, gật gù ở văn phòng, để làm gì ư? Có lẽ chỉ đợi hết giờ thì ra về như những con cừu ngoan ngoãn mà chẳng thể biết hay suy nghĩ được mình đến đây để làm gì. Để đi đến cái đích cuối cùng, chẳng có bí quyết nào khác ngoài việc bạn phải nỗ lực, cố gắng và học hỏi. Người ta nói trên con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Vì vậy đừng bao giờ đắc ý rằng mình đang ở đúng đường nhưng lại chẳng bao giờ bước đi thì con đường đó cũng trở nên vô hình và vô nghĩa.
Chúng ta có dám đánh đổi không? Chẳng có thành công nào dễ dàng đến với chúng ta, ngay cả khi suy nghĩ có nên theo đuổi mục tiêu đó hay không cũng đã rất khó khăn rồi. Đánh đổi công việc hiện tại với mức lương ổn định, đánh đổi những cơ hội thăng tiến, sự phản đối từ người thân, cuộc sống xáo trộn, đôi khi sẽ rơi vào bế tắc. Mẹ của rapper nổi tiếng Tupac từng nói với con trai mình rằng: Nếu con không thể tìm ra thứ để sống vì nó thì hãy tìm ra thứ để chết vì nó… Vậy liệu chúng ta có dám đánh đổi không?
Đọc đến đây nếu câu trả lời của bạn là có, thì xin chúc mừng, bạn đã có được con đường đi của riêng mình. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn thì hãy nhớ đến câu nói nổi tiếng trong tác phẩm  “Thép đã tôi thế đấy” rằng “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…”
Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy đi trên con đường bạn đã chọn. Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.

  • Thông Lee..!

Monday, December 26, 2016

GIÁ NHƯ TÔI ĐƯỢC  QUAY LẠI  KHI MÌNH LÀ SINH VIÊN NĂM NHẤT…

“Trong đầu mỗi đứa sinh viên mới lúc nào Đại học cũng là một cái gì đó lớn lao lắm, tươi đẹp lắm thế nhưng bắt đầu rồi mới biết, năm nhất đối với tôi là một sự nhàm chán, mơ hồ vô hạn.

Xa nhà, xa ba mẹ, sáng thì đến lớp, có hôm buồn ngủ quá thì cúp học; tối về lại chơi , nghe nhạc.
Các môn học thì khó nhằn, cố gắng cũng phải hồi hộp sợ rớt môn. Học mãi cũng chả biết mình thật sự giỏi ở đâu, mình biết được thêm cái gì.

Rồi thấy đám sinh viên trường khác đi làm, câu lạc bộ này nọ, mình lại chẳng có gì trong tay. Cảm giác thất bại, thua thiệt.
Muốn làm một việc gì đó khiến bản thân phải nhớ thật rõ những năm tháng sinh viên mà ai cũng bảo quý giá nhất của đời người Nhưng cuối cùng lại nghĩ “chả đến lúc” hay "chả biết làm gì" rồi lại thôi.

Năm nhất trôi qua cứ như một vòng tuần hoàn chán ngấy, lặp đi lặp lại không lối thoát.
Mấy  năm làm sinh viên nghe cứ thấy dài đằng đẵng, hóa ra mới cất bước đi rồi vội ngoảnh lại thấy đã bước hết năm nhất rồi. Vào Đại học để làm gì? Tôi không còn nhớ nữa. Tôi giỏi ở điểm nào, yếu ở đâu, tôi chả rõ. Dù sao, tôi vẫn muốn quay lại những năm tháng nếm trải mùi sinh viên, tuy chỉ vọn vẻn một năm, nhưng nó để lại cho tôi biết bao kỉ niệm. Hết năm nhất, tôi cảm thấy thật nhàm chán, vậy là tôi chọn con đường là ' dừng việc học lại, Bởi bản  thân muốn điều gì nhất, từ bỏ hay tiếp tục tôi chẳng dám nghĩ. Tôi ngày càng mơ hồ trong chính giấc mơ mà mình từng vẽ ra.

Để tôi phải ước giá như có ai đó định hướng giúp tôi khi tôi là sinh viên năm nhất thì đã không nuối tiếc thế này.”

Sinh viên à, bạn có nhìn thấy hình bóng của chính mình trong những suy nghĩ trên? Bạn có muốn mình cũng sẽ như vậy suốt 4 hay 6 năm Đại học, nơi mà bạn đi đâu cũng chỉ thấy 4 chữ “MỆT MỎI”, “MƠ HỒ”?
- Tính cách, sở thích, đam mê thực sự của bản thân là gì?
- Điểm mạnh, điểm yếu, năng lực bẩm sinh, khả năng sở trường của bạn là gì?
- Cách để phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, NGHỀ NGHIỆP VÀ CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT, CHÍNH XÁC NHẤT ĐỂ DẪN BẠN ĐẾN THÀNH CÔNG – đich đến mà không phải sinh viên nào cũng chạm được?

Và nếu bạn có cơ hội để tìm ra câu trả lời KHOA HỌC và CHÍNH XÁC cho những điều này, bạn có dám nắm bắt?!